Ly Tong Bio

Lý Tống (born Le Van Tong; September 1, 1945) is a Vietnamese-American anti-communist activist.

He was born in Huế, South Vietnam. A former pilot in the Vietnam Air Force, he is best known for flying unauthorised flights over the airspace of communist nations and dropping anti-communist leaflets into their capitals.[1] In 1992, he hijacked a passenger jet and dropped leaflets over Ho Chi Minh City and was sentenced to 20 years in prison, but released in 1998. He was arrested again in July 2010 for a pepper spray assault on singer Dam Vinh Hung at a concert in Santa Clara, California.[2]

Wednesday, July 28, 2010

Cuộc trường chinh tìm tự do của Lý Tống / Anthony Paul (Reader's Digest 06-1984)



Người ta ước lượng có hơn một triệu người Việt Nam - phần lớn là các thuyền nhân vượt biển Đông – đã chạy trốn khỏi nước kể từ khi SàiGòn thất thủ cuối tháng 4 năm 1975. Hàng trăm ngàn người trong số đó đã bỏ mạng trong chuyến vượt biển của họ.
Lý Tống, một cựu phi công phản lực trong quân đội VNCH, đã bị giam 5 năm trong nhiều trại tù cải tạo khác nhau. Trong quãng thời gian đó, ông thường thách thức những người giam giữ ông, và nhiều lần liều mạng vượt nguc tuy không thành. Sau cùng ông trốn thoát được, và trong 17 tháng, đã đi bộ, đi xe, bò, bơi qua 5 quốc gia. Cuộc trường chinh của Lý Tống là một trong những câu chuyện trốn thoát vĩ đại nhất của thời đại.
Hôm đó là một ngày mùa hè năm 1975. Lý Tống, 27 tuổi, đang nhìn các bạn tù có gia đình xếp hàng chờ ra ngoài gặp người thân đến thăm nuôi. Nơi gặp ở ngoài hàng rào kẽm gai. Một người bạn của Lý Tống trông thấy vợ con, vui mừng quá, bỏ hàng tiến về phía hàng rào. Người lính canh gác Bắc Việt nổ súng. Bạn Lý Tống chết ngay tại chỗ, trước con mắt kinh hoàng của vợ con. Trông thấy cảnh tượng đó, Lý Tồng quyết định là mình phải trốn.
Vài tháng sau, cơ hôi đến. Một lần đi đốn gỗ, nhân toán canh gác lơ là, Lý Tống cùng một người bạn bỏ trốn. Đến đêm thứ nhì, họ đụng phải một chốt canh. Tên lính canh hỏi giấy căn cước. Người bạn hoảng quá, khai ra chuyên trốn trại. Thế là 2 người bị bắt lại. Trên đường giải về trại, Lý Tống, không gia đình, vợ con, tự nhủ “Mình phải trốn một mình. Mình phải biến những nghịch cảnh này thành sức mạnh.”


Đúng là Lý Tống cần nhiều sức mạnh ngay lúc này. Họ lôi anh ra trước toà án nhân dân, bắt anh phải quỳ xuống trong khi nghe đọc tội trạng. Lý Tống không chịu quỳ vá bác bỏ tất cà những lời buộc tội. Bản án dành cho anh là 6 tháng biệt giam trong thùng conex.
Bị giam trong thùng conex là một hình phạt kinh khủng nhất ở Việt Nam. Đó là một thùng chứa hàng, bằng sắt, cao 2m4, rộng 1m3. Ban ngày nhiệt độ trong thùng lên tới trên 38C. Ban đêm trời lạnh đến độ tay chân Lý Tồng cứng lại hết. Họ còn liệng đá vào thành thùng, tạo những tiếng vang rền bên trong thùng muốn thủng màng tai, làm Lý Tống không thể ngủ được. Không khí, thức ăn – cơm trộn với muối – và phân, nước tiểu, tất cả được đưa qua vài cái lỗ nhỏ bên hông thùng.
Sau 6 tháng biệt giam, Lý Tống được thả ra. Nhưng người ta không quên “hạnh kiểm xấu” của anh. Sau 1 năm, họ đưa anh tới một trong những trại cải tạo khủng khiếp nhất. Đó là trại 52. Những người giam cầm Lý Tống đã biết nhiều về thành tích cứng đầu của anh, nến họ càng tìm cách để bẻ gẫy ý chí của anh. Cai tù ở trại 52 đấm anh ngã và chế diễu, “Mầy không chịu quỳ thì nằm sấp vậy. Thấy thế nào?”
Lý Tống trả lời: “Rất vinh dự! 6 người đánh 1 người như đánh 1 con vật. Vậy ai là con người, ai là con vật?
Họ bắt anh làm 1 dàn xử tử và đào 1 hố chôn. Một cai ngục nói diễu “Tao cảm thấy hạnh phúc khi nào tao moi ruôt mày bắng con dao này”. Sau một thời gian, những tên cai ngục cũng không còn hứng thú với trò chơi này. Họ trói anh vào một cái cùm và bỏ đó trong 2 tuần.
Khi vừa được thả ra khỏi cùm là Lý Tống bắt đầu hoạch định việc trốn trại. Để chuẩn bị cho mình quen với những gian khổ, anh từ bỏ ngay cả những tiện nghi tối thiểu trong tù. Tối lạnh anh ngủ mà không đắp chăn, Ban ngày lao động ngoài nắng, anh đề đầu trần.
Ngày 12 tháng 7 năm 1980, anh bắt đầu tiến hành việc vượt ngục. Trại tù A30 thuộc tỉnh Phú Khánh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 360 cây số về hướng Đông Bắc. Trong 10 ngày, anh cặm cụi dùng 1 cái đinh đề cạy lỏng thanh sắt ở cửa sổ cầu tiêu. Rồi anh chui ra, bò ngang qua sân nhà tù. Dùng một cái kéo ăn cắp từ trước, anh cắt đứt qua 2 hàng rào kẽm gai, rồi đi bộ suốt đêm đến thành phố gần nhất là Tuy Hoà. Tại đây, sau khi được một người bạn cho tiền, anh đón xe đò đi Nha Trang.
Người lơ xe, trông thấy bộ dạng của Lý Tống, hỏi: “Anh trốn trại A30 phải không? Rắc rồi to rồi. Trạm kiểm soát ở trước mặt. Thôi đi xuống đi, lẫn vào đám đông đi bộ qua trạm gác vì họ ít khi soát giấy tất cả nhửng người đi bộ. Tôi sẽ đợi anh ở phía bên kia trạm gác.”
Tới Nha Trang rồi, Lý Tống liên lạc được với một bạn gái ngày xưa. Cô ta cho anh quần áo, tiền, và vé xe lửa đi thành phồ Hồ Chí Minh. Tại thành phố này, Lý Tống hoà mình vào trong thế giới bí mật của những thành phần chống đối lại chế độ cộng sản. Anh mưu sinh bằng cách bán thẻ căn cước giả cho những người sống ngoài vòng pháp luật như anh. Một lần Lý Tống thử vượt biên bằng thuyền nhưng thất bại. Một ý nghĩ đến với anh: “Mình là phi công, sao không ăn cắp phi cơ?”
Ngày xưa, phi đội của Lý Tống đã có lần đặt căn cứ ở phi trường Tân Sơn Nhất nên anh quen thuộc đường đi lối bước ở nơi này. Khi lẻn được vào phi trường, anh nhận ra là không có phi cơ nào có thể dùng được. Vì Hoa Kỳ cúp viện trợ, Việt Nam đã làm thịt một số lớn phi cơ để có phụ tùng sửa chữa cho một số nhỏ những phi cơ còn bay được.
Lý Tống đành kết luận là chỉ còn có đường bộ là khả thi. Trong túi chỉ còn 150 đồng (7.5 đôla giá chợ đen), Lý Tống đáp xe đò đi Gò Dầu Hạ gần biên giới Cam Bốt, rồi anh vượt biên giới bằng đường bộ, theo chân đoàn người buôn lậu.
Cam Bốt đã trải qua một cuộc nội chiến đẫm máu trong 5 năm, kết thúc hồi năm 1975. Sau đó là 3 năm diệt chủng dưới chế độ Pol Pốt, và cuộc xâm lăng của Việt Nam năm 1978-1979. Dù quân đôi chiếm đóng của Việt Nam đã bình định vùng thành thị và phần lớn các trục giao thông chính, cuộc chiến tranh du kích vẫn còn tiếp diễn ở vùng thôn quê.
Lý Tống lấy xe đò đi Pnom Penh, thủ đô của Cam Bốt. Các trạm kiểm soát dọc đường thường xuyên chặn hành khách xét giấy tờ. Nhưng đối với Lý Tống, miễn là anh đi bộ hay là trên xe đò đông chật người, mọi việc đều trót lọt. Tới Pnom Penh, Lý Tống mua vé xe lửa đi Batdambang , một thành phố nằm ở gần biên giới Thái Lan. Nhưng một lính Cam Bốt ở bến xe nghi ngờ, nên anh lại bị bắt giữ.
Cảnh sát giam anh trong một phòng nhỏ. Bên ngoài là một lính canh với 1 khẩu súng và 1 cây đàn. Đợi khi người lính canh dạo đàn, Lý Tống cố gắng ép người chui qua cửa sổ. Nhưng anh vừa chạy được chừng 100 mét thì lính canh phát hiện và nổ súng. Anh lại bị bắt.
Lần này họ giải giao anh cho cảnh sát Việt Nam. Những người này tống anh vào một nhà tù nổi tiếng rùng rợn của Pnom Penh là nhà tù 7708. Cảnh sát Việt Nam nói anh sẽ bị giải giao về Việt Nam trong vòng vài tuần tới.
Lúc này Lý Tống cảm thấy tự tin về khả năng vượt ngục của mình. Anh nhận thấy điềm yếu nhất trong phòng giam của mình là cái cửa sổ, có khung bằng gỗ với 6 song sắt. Một ngày kia, trong lúc trời còn mờ mờ sáng, lính canh ngục đang ngáy ngủ, Lý Tống dùng hết sức kéo một thanh sắt ra khỏi khung cửa sổ, rối dùng thanh đó làm đòn bẩy cậy các thanh còn lại. Sau chừng 3 giờ vật lộn, anh thoát được ra ngoài.
Lý Tống tiếp tục đi về miền Đông Bắc của Cam Bốt, dọc theo con sông Cửu Long. Anh ngừng lại ở một làng gấn Kampong Chnang, làm nghề thợ lặn và chài lưới trong 3 tháng, kiếm được 1500 riels (chừng 75 đôla trên thị trường chợ đen), đủ đề mua 1 chiếc xe đạp, thực phẩm, quần áo. Rồi anh lại lên đường đi về hướng Bắc.
Sau cùng Lý Tống tới được Sisophon, tỉnh lỵ cuối cùng của Cam Bốt giáp giới với Thái Lan. Bao quanh Sisophon là những ruộng luá và rừng già. Đây là nơi diễn ra những trận đánh du kích ác liệt nhất giữa Việt Nam và quân kháng chiến Khmer. Để tránh nguy hiểm, Lý Tống dẫn xe đạp đi xuyên vào rừng. Khi gặp bờ sông, anh nhờ các ngư phủ chở qua sông. Họ từ chối.
Thái độ không thân thiện của họ làm anh lo ngại. Quả đúng như vậy. Một người lính Cam Bốt đi xe gắn máy thình lình xuất hiện chặn đường anh “Mày là thằng định đưa xe đạp qua sông phải không ? Đi theo tao.” Túng thế, Lý Tống phải đi theo. Vưà khi qua khỏi một bụi cây rậm rạp, Lý Tống vụt chạy. Tên lính xả súng bắn theo nhưng không trúng. Hắn chạy về, kêu gọi tiếp viện.
Không bao lâu, quân lính quay trở lại. Ho gom cả dân làng ra để tham gia vào việc lùng sục. Tiếng loa kêu vang: “Bất cứ ai thấy một người đàn ông mặc áo đen, mang khăn xanh, bắt nó!”
Lý Tống ẩn nấp trong môt bụi rậm nhưng chẳng may lại trúng một ổ kiến lớn. Sợ bị phát giác, anh phải ngồi bất động trong 6 tiếng trong khi hàng ngàn con kiến tha hồ cắn. Khi bên ngoài yên lặng rồi, anh mới có thể rũ hết kiến ra khỏi áo và người. Đêm xuống anh lại lên đường. Vận may vãn còn ở bên anh.
Con đường tới vùng biên giới đi ngang qua nhiều hồ, suối nên Lý Tống phải bơi thường xuyên. Riết rồi anh cởi trần, giử gói quần áo trên đầu ngay cả khi đi bộ. Chính bộ dạng kỳ dị này một lần đã cứu anh. Đang khi đi dọc theo bờ sông, anh thấy đằng trước có 4 người lính Việt Nam đi về phía mình. Không thể tránh đi đâu được, anh co rúm người lại ở gần bờ sông. Khi những người lính đến gần, anh nhẩy ra, hét lên 1 tiếng “Whoooo”. Dù có võ trang, những người lính hoảng sợ, bỏ chạy.
Lý Tống chạy về hướng ngược lại, làm sao mà lại lạc vô vùng đóng quân của quân Việt Nam. Anh nghe những người lính đang sục sạo ngoài bờ sông để tìm một “con ma”. Trườn mình từng chút một trong bóng đêm, Lý Tống từ từ rút xa khòi vùng nguy hiểm.
Sau khi đi bộ thêm mầy tiếng nữa, Lý Tống nghĩ: “Chắc bây giờ mình phải rất gần biên giới rồi, không chừng ngay chổ này là biên giới". Qua ánh ban mai hơi ló rạng, anh bỗng chợt thấy một người lính đang rình phục kích ở trên cây. “Mình vẫn còn trên đất địch”.
Một mối nguy hiểm lớn khác nữa ở vùng biên giới là mìn. Lúc còn trong trại cải tạo, Lý Tống đã có kinh nghiệm về việc gỡ mìn. Quân Việt Nam gài mìn ở bất cứ chổ nào mà người ta có thể tìm đến trú ẩn như cạnh gốc cây, cạnh tảng đá, trong bụi rậm. Anh nói với mình: “Không ẩn nấp vào đâu hết. Và chỉ di chuyển ban đêm.”
Từ 2 hôm nay Lý Tống không có gì ăn. Không cả nước uống. Hơi mê sảng, anh không biết đang là lúc nào. Bỗng nhiên anh nghe tiếng chó sủa. Trong 7 năm nội chiến, dân Cam Bốt ăn sạch hết chó vì nạn đói. “Có chó là có thức ăn. Chắc chắn đây là đất Thái rồi”.
Đúng vậy. Bò đến gần một túp lều, anh nghe thấy người ta nói chuyện bằng một thứ tiếng không phải tiếng Khmer mà cũng không phải tiếng Việt. Lắng nghe tiếng xe chạy, anh đi về hướng đường lộ. Anh vẫy một người lái xe đi ngang, nhờ họ chở tới Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.
Nhưng những khó khăn của Lý Tống vẫn chưa hết. Để ngăn cản làn sóng người tỵ nạn vượt sang Thái, và cũng vì Hà Nội thường gài những gián điệp vào đoàn người tỵ nạn này, cảnh sát Thái giam giữ và thẩm vấn tất cả những ai vượt biên giới Thái Miên. Trong 10 tháng trời, Lý Tống bị giam ở Aranyaprathet dù anh nhiều lần phản đối và tuyệt thực. Sau cùng, câu chuyện của anh đến tai Toà lãnh sự Mỹ ở Singapore. Họ xác nhận với phía Thái là anh là cựu sĩ quan phi công của quân đội VNCH.
Mọi chuyện vẫn chưa xong. Thay vì đi Mỹ, Lý Tồng lại bị giao cho một đại tá Thái, là ngưòi có một mối hận thù với anh vì một chuyện liên quan đến người tỵ nạn ở trại định cư Nong Samet trước đây. Anh lại tiếp tục bị giam. Lý Tống biết là mình phải vượt ngục lần nữa.
Từ lâu, Lý Tống đã hỏi thăm các nhân viên cứu trợ về tin tức và tình hình các nước Đông Nam Á. Anh quyết định con đường thoát của mình là phải băng qua miền Nam Thái Lan, sang Malaisia, để tới Singapore, tất cả là 2000 cây số đường qua 3 biên giới quốc gia.
Ngày 1 tháng 2 năm 1983, Lý Tống leo qua hàng rào trại, dò dẫm lối đi qua những bãi mìn, bơi qua 5 con suối, vượt rừng, đi về hướng Aranyaprathet, 22 km về hướng Tây Nam.
Gặp trạm kiểm soát đầu tiên trên đường, lính Thái ra lệnh cho anh dừng lại. Anh cứ tiếp tục đi. Họ nổ súng. Lý Tống chạy ra phía cánh đồng, ẩn nấp trong một lùm cỏ cao. Nhửng người đuổi theo không tìm thấy anh, họ ra lệnh phóng hoả cánh đồng.
Trong suốt mười lăm năm trời, Lý Tống hầu như không bao giờ khóc. Thế mà giờ đây anh bắt đầu khóc. Lý Tống cầu nguyện “Lạy Thượng Đế, nếu con không còn xứng đáng để sống, nếu con không còn xứng đáng để phục vụ Ngài, xin Ngài hãy giết con bằng chính bàn tay Ngài. Đừng để con rơi vào bàn tay kẻ thù.” Đám lính cố châm lửa mãi, nhưng đám cỏ không chịu cháy nên đành bỏ đi. Lý Tống cảm tạ: “Tôi tin tưởng Thượng Đế. Tôi không thể chết được.”
Ngày hôm sau, Lý Tống tìm đến được nhà của một người phụ nữ Thái anh quen khi cô này viếng thăm trại Nong Samet. Dù biết là nguy hiểm đến tính mạng, cô bạn vẫn giúp đở Lý Tống. Cả hai đáp xe đò đi Bangkok, giả như một cặp vợ chồng. Đến nhà ga Banhkok, cô cho anh tiền mua vé xe lửa đi miền Nam Thái Lan.
Lý Tống xuống xe lửa ở Hat Yai, tỉnh ở cực Nam của Thái Lan. Anh biết rằng đi bộ để vượt biên giới mới có cơ thoát khỏi các nhân viên cảnh sát và di trú dầy đặc ở trạm kiểm soát. Anh men theo đường rầy cho đến khi đêm xuống, và anh thấy đèn pha, xe vận tải, các nhân viên mặc đồng phục. Biên giới Thái - Mã đây rồi.
Anh đi vòng vào trong rừng, qua bên kia, rồii trở lại ra xa lộ. Anh đã đặt chân đến Kangar, tỉnh địa đầu của Malaysia.
Lý Tống đáp xe đò đi Kuala Lumpur, rồi từ đó lại đáp xe đi đến vùng biên giới Malaysia - Singapore. Đến 8 giờ tối, xe dừng lại ở trạm kiểm soát cuối cùng của Malaysia, trên con đường sang Singapore, ngang qua eo biển Johore. Lý Tống xuống xe, lẩn vào bóng đêm, anh đi chừng 3,5 km về hướng Tây dọc theo bờ biển.
Gió thổi mạnh. Cho quần áo vào 1 cái túi, cột chặt ở sau lưng, anh nhẩy xuống nước. Những ngọn đèn của Singapore lầp lánh xa xa hưóng dẫn anh. Sau chừng 3.5 km bơi trong đêm lạnh, anh tới được bờ biền Singapore. Sau khi thiếp đi trên 1 công viên ở bãi biển được vài tiếng, Lý Tống đi tới tòa đại sứ Mỹ. Anh nói với người nhân viên ở đó:
- Tôi là người Việt Nam. Tôi vừa bơi qua eo biển từ Malaisia.
- Trong thời tiết xấu ngày hôm qua à? Không thể được.
- Nếu anh có thời gian, tôi sẽ kể câu chuyện của tôi cho anh nghe…
Hôm đó là ngày 10 tháng 2 năm 1983. Lý Tống đã đi, bơi qua 3500 km đường biển, đường bộ, vượt qua 5 quốc gia, và 6 lần vượt ngục.
*
Sau 6 tháng trong trại chuyển tiếp, Lý Tống đáp phi cơ sang Hoa Kỳ. Anh đang sống ở Texas, vửa hoàn tất xong một cuốn sách về chuyến đi tìm tự do của mình. Anh trở lại trường học, đang nộp đơn xin học bổng để học về môn khoa học chính trị, “để chuẩn bị cho ngày đất nước tôi được tự do trở lại”, anh nói.

No comments:

Post a Comment